Skip to:
Bạn có biết viêm nướu răng là gì và nguyên nhân sưng nướu răng? Viêm nướu (hay còn gọi là sưng lợi) là tình trạng nướu (lợi) bị sưng. Tình trạng này xảy ra các mảng bám tích tụ và gây tổn thương đường chân nướu. Viêm nướu (sưng lợi) - được coi là giai đoạn đầu của bệnh nướu - có thể phục hồi trước khi nó chuyển sang giai đoạn nha chu. V ì vậy cần cảnh giác và để ý các dấu hiệu của bệnh, ví dụ như nướu (lợi) bị tấy đỏ, chạm vào thì đau, chảy máu, nướu (lợi) tụt xuống, và hơi thở có mùi.
Nếu nướu (lợi) bị chảy máu mỗi khi đánh răng, bạn nên đi gặp nha sĩ, vì nha sĩ có thể giúp vệ sinh răng một cách chuyên nghiệp bằng cách cạo sạch các mảng bám đã bị cứng thành vôi răng. Có khi nào bạn thắc mắc nguyên nhân bị sưng nướu răng (sưng lợi) là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân bị sưng nướu (sưng lợi)
Bệnh này khá phổ biến ở người lớn tuổi dù ai cũng có khả năng bị bệnh nướu răng. Có khoảng 17.2% người ở độ tuổi trên 65 bị các bệnh về nướu, bao gồm viêm nướu răng hoặc nghiêm trọng hơn là bị nha chu(1). Vì vậy, tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây sưng lợi.
Già đi là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể duy trì lối sống khỏe mạnh khi khi lớn tuổi.
Hãy duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ở những năm còn trẻ để phòng tránh bệnh sưng lợi khi bạn lớn tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng duy trì lối sống khỏe mạnh để phòng tránh các bệnh lý khác như tiểu đường vì những bệnh này có thể ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe răng miệng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về bài viết: “mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh nha chu” tại đây.
Hãy cố gắng bỏ hút thuốc nếu bạn nghiện thuốc lá - bạn sẽ tránh được vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như vấn đề răng miệng, và có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn những năm về sau.
Không may là một số trong chúng ta không thể nào phòng tránh các vấn đề về răng miệng, bởi vì chúng là một phần của cấu trúc gen. Bạn vẫn có thể bị viêm nướu ngay cả khi bạn có thói quen chăm sóc răng tốt. Sức khỏe răng miệng có liên quan mật thiết tới yếu tố di truyền, bao gồm yếu tố rủi ro từ môi trường và nhân tố gen của các cá thể(4).
Nhưng đừng nản lòng: Hãy nói chuyện với nha sĩ của bạn. Họ sẽ đưa ra lời khuyên căn cứ theo tình trạng của bạn và tư vấn các phương án điều trị riêng cho bạn. Khi bạn đã xác đinh được và thực hiện theo lời khuyên của nha sĩ , sức khỏe răng miệng tốt vẫn có thể đạt được.
Khi bạn đi khám nha sĩ, hãy cho họ biết bạn có đang sử dụng loại thuốc nào hay không. Việc này sẽ giúp nha sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và kê toa đúng, đặc biệt là khi bạn đang có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường hay viêm khớp. Tác dụng phụ của một vài loại thuốc có thể là nguyên nhân sưng nướu dẫn đến một số vấn đề về răng miệng.
Một vài tác dụng phụ liên quan đến răng miệng:
Nguyên nhân viêm nướu răng khá khác nhau ở từng cá nhân. Phần lớn nó là hậu quả từ việc hình thành mảng bám và đôi khi nó lại liên quan đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Nếu nướu răng của bạn bị chảy máu, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cách chữa nướu răng chảy máu ở bài viết này. Nếu việc chải răng khiến bạn bị đau, bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm P/S Chuyên gia chải dọc siêu mềm hoặc nước súc miệng P/S Pro Complete giúp làm sạch miệng và hạn chế tổn thương nướu.
Nhưng dù với bất kỳ nguyên do gây bệnh là gì, bạn có thể phòng ngừa và bảo vệ nướu và răng của mình khỏe mạnh bằng cách duy trì thói quen đi khám răng đều đặn, chải răng thường xuyên ngày hai lần, vào buổi sáng và buổi tối, cũng như sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước súc miệng hàng ngày. Bên cạnh đấy, hãy tìm hiểu thêm về những sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả để đảm bảo răng bạn luôn chắc khỏe.
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Nguồn:
1 Periodontal Disease in Seniors (Age 65 and Over), NIDCR
2 Xerostomia, American Dental Association
3 Blood Thinners and Dental Care, AAOM
4 Genetics and Oral Health, ADA