người phụ nữ uống một cốc nước

Bệnh khô miệng và cách điều trị

Khô miệng là khi bạn không có đủ nước bọt để giữ ẩm khoang miệng. Đôi khi, chúng ta có thể cảm thấy khô miệng khi đang căng thẳng, lo âu, ví dụ như trước một buổi phỏng vấn hay vào ngày đầu tiên con bạn đến trường. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp phải những triệu chứng sau một cách thường xuyên, như: miệng bị khô, hơi thở có mùi, thường xuyên cảm thấy khát nước, đây có thể là những biểu hiện của bệnh khô miệng.

Triệu chứng khô miệng

Bệnh khô miệng gây ra cảm giác khó chịu. Đồng thời, bị khô miệng có nguy cơ dẫn tới những bệnh về sức khỏe răng miệng.(1)

Các triệu chứng thường thấy khi bị khô miệng bao gồm:

  • Cảm giác dính, khô khan trong miệng
  • Mất vị giác, ăn không ngon
  • Khó nhai nuốt
  • Môi nứt nẻ, miệng khô
  •  Cổ họng khô rát

Nguyên nhân khô miệng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khô miệng. Tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra tổng quát. Một số tác nhân sau có thể gây ra bệnh khô miệng:(2)

  • Tác dụng phụ do sử dụng số loại thuốc như thuốc huyết áp cao, thuốc trầm cảm
  • Bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson cũng có thể gây ra bệnh khô miệng(3)
  •  Xạ trị hay hoá trị trong khi điều trị ung thư
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Hút thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây khô miệng3

Ngoài ra, nếu như bạn thấy miệng bị khô và rát lưỡi, một số tác nhân có thể gây ra tình trạng này là do bị mất nước nhiều, hay do tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Bạn nên thăm khám với bác sĩ để nắm rõ khô miệng rát lưỡi là bệnh gì, nguyên nhân cụ thể cũng như loại bỏ nguy cơ những bệnh lý nguy hiểm.

 

Cách chữa khô miệng

Để điều trị khô miệng, bạn cần nắm rõ đâu là nguyên nhân gây ra khô miệng. Chẳng hạn, nếu như bị khô miệng là do dùng thuốc, chúng ta có thể yêu cầu bác sĩ thay đổi loại thuốc hiện đang sử dụng.

Tại nhà, bạn có thể thực hiện một số thói quen giúp kích thích tuyến nước bọt như(1):

  • Uống đủ nước
  • Hạn chế đồ uống có cồn, caffein
  • Nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt
  • Không hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng
  • Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng với nước súc miệng như P/S Fresh Natural giúp khoang miệng sạch và thơm mát.

Như đã đề cập, khi bạn thấy những triệu chứng của khô miệng, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì, cách kiểm soát sức khỏe răng miệng. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý một số cách điều chỉnh chế độ ăn uống và cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng nếu cần.

Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng. 

Nguồn: 

1. Đại học Floria – Khô miệng 

2. Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) – Khô miệng 

3. Đại học Florida – Khô miệng