Tụt lợi là điều chẳng hề thoải mái

Trị viêm nướu và chữa tụt nướu

Bạn có đang bị đau và sưng lợi? Lợi (nướu) bị tổn thương là điều chẳng hề thoải mái. Đau nướu còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề tiềm ẩn khác như viêm nướu, thiếu vitamin, thay đổi nội tiết tố và vệ sinh răng miệng. Tụt lợi (nướu) là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nhạy cảm răng. 
 

Nếu những khó chịu bạn đang gặp có thể do tụt lợi/ nướu, chúng tôi sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và quan trọng không kém là cách chấm dứt vấn đề này.

Nguyên nhân tụt nướu răng?

  1. Tích tụ mảng bám trên răng. Mảng bám chứa vi khuẩn có hại, có thể làm nướu bị nhiễm trùng, gây chảy máu khi đánh răng. Những vùng nướu bị nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu, về sau trở thành viêm nha chu và tụt nướu. Ngoài sự khó chịu, bạn cũng có thể nhận thấy mình có mùi hơi thở không mấy dễ chịu.
  2. Đánh răng quá mức. Đánh răng quá mạnh cũng có thể làm tụt nướu, hiện tượng lộ chân răng do nướu co lại, làm lộ bề mặt chân răng nhạy cảm ra ngoài. Đánh răng quá mạnh lấy đi sự bảo vệ hết sức quan trọng của nướu cho răng. Trên thực tế, đánh răng quá mạnh không chỉ ảnh hưởng đến nướu mà còn có thể làm mòn lớp men trên răng.
Đánh răng quá mức có thể làm tụt lợi

Làm thế nào để kiểm soát tình trạng tụt nướu chân răng?

Có thể kiểm soát tụt lợi/nướu nhẹ bằng cách làm sạch sâu răng, một quy trình chuyên khoa do nha sĩ thực hiện. Nhưng không may là một khi đã bị tụt nướu, rất khó để chúng trở lại bình thường. Hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa tụt nướu chân răng:  

  1. Hãy nhẹ nhàng! Không cần thiết phải đánh răng quá hăng để loại bỏ những mảng bám mềm. Đáng tiếc là những người có nguy cơ bị tổn thương men răng và nướu thường là những người đánh răng quá mạnh mà không biết rằng đây không phải cách chải răng đúng. Thay vào đó, hãy chắc chắn bạn sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, như bàn chải P/S Than Hoạt Tính với lông tơ kháng khuẩn 0.01mm.
  2. Chăm sóc răng miệng có phương pháp - sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mẩu thức ăn còn sót bị giắt trong các kẽ răng. Nếu không lấy đi những mẩu thức ăn này, chúng có thể gây kích ứng, khó chịu. Dành ít nhất hai phút để chải răng cẩn thận, vệ sinh tất cả các bề mặt của răng, mặt trong, mặt ngoài và mặt trên nơi nhai thức ăn. Hãy chải răng lên xuống dọc theo lợi. Chải răng sau bữa ăn cuối cùng trước khi đi ngủ và thêm một lần khác trong ngày.
  3. Khám răng. Nếu bạn lo lắng về tụt nướu, hoặc răng của bạn trông có vẻ dài hơn, nha sĩ có thể tư vấn các biện pháp để tình trạng tụt nướu không trầm trọng thêm. Giống như với răng nhạy cảm, tật nghiến răng có thể tác động đến nướu, và dụng cụ bảo vệ hàm có thể thực sự hữu ích. Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn phát hiện tật nghiến răng của mình (nếu có). 

Đau nướu dẫn đến nhạy cảm răng như thế nào?

Các vấn đề về nướu và ê buốt răng đi đôi với nhau. Điều này là do khi nướu bắt đầu tụt, nó để lộ ra phần 'ngà' mềm hơn nằm bên trong răng, trong khi trước đó, phần ngà này được nướu che chắn, bảo vệ. Ngà răng có hàng triệu lỗ nhỏ dẫn trực tiếp đến dây thần kinh ở lõi răng.

Khi lợi bị tụt, lúc ăn, uống các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt, chua, những kích thích này tác động lên các dây thần kinh mới bị lộ ra, làm bạn cảm nhận những cơn đau nhói, buốt. Chăm sóc nướu và răng rất quan trọng để phòng tránh ê buốt răng.

 

Những bài viết liên quan

Tụt lợi dẫn đến răng nhạy cảm

Nên làm gì nếu bị ê buốt răng?

Sử dụng kem đánh răng đặc biệt hỗ trợ chống lại ê buốt răng và ngăn ê buốt quay trở lại - Kem đánh răng từ khoáng Sensitive từ P/S với công nghệ Active Remin Complex™ đã được chứng minh khoa học trong phục hồi các vùng răng nhạy cảm bằng một loại khoáng chất tự nhiên giống với các khoáng chất đã bị mất của răng, Giúp giải quyết ê buốt từ gốc.

Là thành quả sau 10 năm phát triển của các chuyên gia nha khoa hàng đầu, phương pháp điều trị này phục hồi khoáng chất bị mất của răng. Chúng trám các lỗ nhỏ trong ngà răng bằng khoáng chất và ngăn ê buốt quay trở lại.

MẸO NHANH

Dùng chỉ nha khoa thường xuyên - thực phẩm bị kẹt giữa các kẽ răng có thể làm mất khoáng chất và dẫn đến các vấn đề về nướu. Bên cạnh đấy, hãy tìm hiểu thêm về những sản phẩm chăm sóc răng miệng thường dùng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.