Skip to:
Đau răng không bao giờ đến đúng lúc. Nó có thể cản trở bạn thưởng thức món ăn hoặc tận hưởng thời gian rảnh rỗi hay quấy rối làm bạn không thể tập trung trong công việc và thậm chí có thể khiến bạn mất ngủ suốt đêm.
Nếu bạn cảm thấy bị ê buốt răng, và chưa từng trải qua cơn đau nào như thế trước đây thì có thể là do những tác nhân kích ứng. Các tác nhân này có thể là do răng tiếp xúc với thức ăn và đồ uống lạnh, nóng, ngọt hay chứa nhiều axit .
Tùy vào cơ địa, cơn đau răng có thể ê, nhói trong thời gian ngắn nhưng cũng có khi kéo dài, gây ra nhiều khó chịu. Nếu bạn đang có các triệu chứng trên thì có nhiều cách để xử lý bằng thói quen vệ sinh răng miệng, bao gồm cả việc tái tạo các vùng răng mất khoáng chất bằng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
Những thực phẩm có hại cho răng
- Đường. Bạn chắc hẳn đã biết rằng đường sẽ đứng đầu danh sách. Vi khuẩn sống trong miệng nhờ việc ăn đường và biến độ pH thành axit, làm suy yếu men răng. Men răng là lớp bảo vệ bên ngoài của răng, và một khi mất đi, sẽ khó thể tự tái tạo lại được.
Nếu lớp khoáng chất này bị suy yếu, bạn sẽ cảm thấy răng bị ê buốt răng - biểu hiện là cảm giác đau buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh, hoặc thậm chí ê buốt khi không khí xuyên qua kẽ răng. Cảm thấy ê buốt đôi khi xảy ra ở cả hàm răng, đôi khi chỉ một vài chiếc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nhạy cảm của răng - tụt nướu và suy yếu men răng là hai nguyên nhân hàng đầu - nhưng hạn chế lượng đường tiêu thụ là một cách tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe của răng. - Thức ăn dính răng. Bên cạnh đường, đồ ăn thức uống bám trên răng càng lâu thì vi khuẩn càng có nhiều thời gian để tạo ra axit và gây hại cho răng. Nếu bạn ăn bơ đậu phộng, nho khô hay kẹo sô cô la dẻo thì đừng quên dùng chỉ nha khoa! Thực phẩm khô, giàu tinh bột như khoai tây chiên và bánh mì, có chứa đường, cũng có thể bám vào giữa các kẽ răng của bạn.
- Đồ uống có ga. Những loại đồ uống này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng tiết ra nhiều axit tấn công men răng hơn. Nhấm nháp đồ uống có ga suốt cả ngày khiến răng của bạn bị tấn công liên tục, vì vậy nếu bạn muốn uống thì nên uống một lần cùng với thức ăn, thay vì uống ít và nhiều lần.
- Trái cây thuộc họ cam chanh. Trái cây có tính axit như chanh và cam cũng góp phần làm mất khoáng chất, ngay cả khi chúng có vẻ là một lựa chọn lành mạnh. Nên ăn trái cây chua một cách điều độ.
- Chất làm khô. Rượu và cà phê đều là thủ phạm gây ra tình trạng răng ố vàng. Ngoài ra, chúng còn dẫn đến khô miệng, ngăn cản nước bọt thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bổ sung khoáng chất cho răng.
- Thực phẩm muối chua bằng dấm. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng axit cao. Vì vậy nên ăn thực phẩm muối chua trong một lần thay vì ăn ít và nhiều lần trong ngày, nhằm tránh răng bạn bị liên tục tấn công.
- Thức ăn cứng. Thức ăn quá cứng không chỉ có thể làm gãy răng mà còn làm hỏng men răng, dẫn đến lộ ra ngà răng bên trong. Bạn có thể ngậm hay mút những thức ăn cứng thay vì nhai mạnh, nhưng điều này cũng kéo dài thời gian thức ăn tiếp xúc với răng, không tốt chút nào nếu chúng chứa đầy đường.

Thực phẩm có lợi cho răng
Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ tốt cho cả vòng eo và sức khỏe của răng miệng. Một số thực phẩm và đồ uống nên thêm vào giỏ hàng của bạn bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi. Đây là một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của răng vì nó tăng cường sức mạnh cho răng, củng cố lớp bảo vệ che chắn lớp ngà mỏng manh của răng. Hãy coi răng như xương của bạn - canxi hỗ trợ toàn bộ khung xương và chứa nhiều trong sữa, pho mát, các loại hạt và bột bổ sung dưỡng chất.
- Thực phẩm giàu chất xơ. Những loại thực phẩm này làm tăng tiết nước bọt và nước bọt là một trong những cách tự nhiên mà miệng dùng để tăng hàm lượng khoáng chất, chống lại sự tấn công của axit và hao hụt khoáng chất. Đây là một lý do để thêm bắp cải tí hon, đậu phộng và cám gạo vào bữa ăn hàng ngày.
- Ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin B giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hãy chuyển sang ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và mì ống để hỗ trợ sức khỏe răng miệng của bạn.
- Các loại rau xanh. Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà lại ít calo. Chúng cũng chứa axit folic và canxi, nên đây chắc chắn là một lựa chọn tốt cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể.

Hỏi: Những tác nhân nào có thể gây ê buốt răng?
Đáp: Dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng bạn nhạy cảm là khi bạn cảm thấy ê buốt răng khi uống hoặc ăn thức ăn lạnh hoặc nóng, hoặc ngay cả khi răng vừa tiếp xúc với không khí lạnh thổi qua.
Cũng có thể là bạn cảm thấy ê buốt răng khi dùng thực phẩm đặc biệt ngọt hay có nhiều axit. Nhưng chắc hẳn bạn không muốn phải hi sinh một ly nước mát lạnh vào mùa hè nóng nực, hoặc bỏ qua một bát súp nóng hổi khi trời chuyển lạnh.
Chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không nỡ từ chối những món tráng miệng ngon ngọt, hay nước xốt chua chua bạn luôn ưa thích. Thật may là có thể bạn không cần phải chia tay với những niềm vui ẩm thực này. Tình trạng ê buốt có thể được giải quyết bằng phương pháp chăm sóc răng miệng dựa trên khoa học tiên tiến và tác động từ khoáng.
P / S giới thiệu
Bạn có biết, chỉ chăm sóc răng là chưa đủ, mà còn cần chăm sóc nướu (lợi)?
Vấn đề về nướu là nguyên nhân gây bệnh răng miệng phổ biến thứ 2 chỉ sau sâu răng. Đặc biệt, giữa nướu và răng luôn có một khe hở tự nhiên dễ tích tụ vi khuẩn và mảng bám và khó làm sạch, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề: chảy máu nướu răng, sưng viêm, tụt nướu, nha chu và mất răng. Do đó, làm sạch đường viền nướu rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng.
P/S Chuyên gia Chăm sóc nướu với công nghệ từ Pháp chứa thành phần Kẽm Zinc và Vitamin E, giúp làm sạch, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tại đường viền nướu hiệu quả và an toàn; cải thiện và nuôi dưỡng sức khỏe nướu.
Hiệu quả sử dụng:
- Cải thiện sức khỏe nướu sau 7 ngày
- Làm sạch và ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn ở đường viền nướu
Đối tượng sử dụng:
- Người quan tâm đến sức khỏe răng miệng
- Người đang trị liệu răng miệng (niềng răng, làm trắng răng, răng sứ, implant...) khiến nướu dễ bị tổn thương và khó làm sạch
- Người đang có vấn đề về nướu: chảy máu nướu, viêm nướu, hơi thở có mùi dai dẳng và có nguy cơ mắc bệnh về nướu: tuổi trung niên, thai phụ và sau sinh,...
SẢN PHẨM CÙNG THƯƠNG HIỆU
Được khuyến cáo sử dụng cùng các dòng sản phẩm khác cùng thương hiệu P/S bao gồm bàn chải và nước súc miệng P/S để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tag: kem đánh răng, rang, kem danh rang, kem đánh răng ps chuyên gia chăm sóc nướu, các loại kem đánh răng, kem đánh răng chăm sóc nướu
Bạn có biết, chỉ chăm sóc răng là chưa đủ, mà còn cần chăm sóc nướu (lợi)?
Vấn đề về nướu là nguyên nhân gây bệnh răng miệng phổ biến thứ 2 chỉ sau sâu răng. Đặc biệt, giữa nướu và răng luôn có một khe hở tự nhiên dễ tích tụ vi khuẩn và mảng bám và khó làm sạch, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề: chảy máu nướu răng, sưng viêm, tụt nướu, nha chu và mất răng. Do đó, làm sạch đường viền nướu rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng.
P/S Chuyên gia Chăm sóc nướu với công nghệ từ Pháp chứa thành phần Kẽm Zinc và Vitamin E, giúp làm sạch, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tại đường viền nướu hiệu quả và an toàn; cải thiện và nuôi dưỡng sức khỏe nướu.
Hiệu quả sử dụng:
- Cải thiện sức khỏe nướu sau 7 ngày
- Làm sạch và ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn ở đường viền nướu
- Người quan tâm đến sức khỏe răng miệng
- Người đang trị liệu răng miệng (niềng răng, làm trắng răng, răng sứ, implant...) khiến nướu dễ bị tổn thương và khó làm sạch
- Người đang có vấn đề về nướu: chảy máu nướu, viêm nướu, hơi thở có mùi dai dẳng và có nguy cơ mắc bệnh về nướu: tuổi trung niên, thai phụ và sau sinh,…
SẢN PHẨM CÙNG THƯƠNG HIỆU
Được khuyến cáo sử dụng cùng các dòng sản phẩm khác cùng thương hiệu P/S bao gồm bàn chải và nước súc miệng P/S để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tag: kem đánh răng, rang, kem danh rang, kem đánh răng ps chuyên gia chăm sóc nướu, các loại kem đánh răng, kem đánh răng chăm sóc nướu
- slide 1
- slide 2
- slide 3
Hỏi: Nguyên nhân nào khiến răng bị ê buốt?
Đáp: Có lẽ trước đây bạn chưa từng gặp vấn đề răng nhạy cảm, cho đến khi bạn cắn, hít thở sâu hoặc nhấp một ngụm trà, và cơn ê buốt bất ngờ ập đến. Điều này có thể là do lớp men bảo vệ răng của bạn đã bị ăn mòn hoặc nướu hơi tụt xuống khiến lớp ngà - là lớp mô bên dưới men răng, sát cạnh các đầu dây thần kinh - đã bị lộ ra ngoài.
Khi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống lạnh, các dây thần kinh ở trung tâm của răng sẽ phản ứng gây ra một cơn đau ngắn và buốt. Các nguyên nhân khác có thể gây ê buốt răng là:
- Chải răng quá mạnh - Điều này đôi khi có thể gây ra nhiều vấn đề tương tự như khi chải răng không đủ mạnh. Bàn chải đánh răng có lông cứng có thể mài mòn nướu và răng của bạn, dẫn đến làm tụt nướu và mòn men răng, và lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.
- Nghiến răng – Tình trạng này có thể góp phần làm tăng các triệu chứng ê buốt răng. Nó thường xảy ra trong khi bạn đang ngủ, vậy nên bạn có thể không nhận thức được. Nếu bạn thức dậy và nhận thấy quai hàm bị sưng hoặc nướu đau hơn bình thường, thì có khả năng bạn là một “máy nghiến răng” chính hiệu. Việc nghiến răng có thể làm mòn men răng của bạn để lộ ra lớp ngà răng - mô nằm ngay cạnh dây thần kinh ở trung tâm răng – làm cho răng dễ ê buốt hơn. Nha sĩ thường dễ dàng phát hiện ra tật nghiến răng này.
- Tẩy trắng răng - Ngay cả các phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp cũng sử dụng các hóa chất mạnh gây ê buốt răng trong thời gian ngắn. Nếu bạn tẩy trắng răng, sau đó dùng thức uống nóng, lạnh, có cồn hoặc axit mà cảm thấy khó chịu thì bạn đã gặp phải tình trạng răng nhạy cảm.
- Thừa đường - Có thể bạn đã nghe nha sĩ nói điều này: thức ăn và đồ uống có đường không tốt cho răng của bạn!
Đừng lo lắng nếu bạn đang bị ê buốt răng, vì không chỉ có mình bạn bị vướng vào vấn đề này. Ước tính hiện tại có khoảng 25% người bị chứng răng quá nhạy cảm. Có một quan niệm phổ biến là các vấn đề về răng nhạy cảm chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên những người trẻ cũng đang gặp phải trường hợp này, nên vấn đề răng nhạy cảm không còn là hiếm thấy nữa – vì vậy, những người trẻ đừng chủ quan!
Cho dù răng nhạy cảm là vấn đề nhất thời hay lâu dài, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Mặc dù bạn có thể tránh các thức ăn, đồ uống nóng và lạnh trong thời gian ngắn cũng như gạt bỏ đồ ngọt hoặc chua khỏi chế độ ăn uống của mình, nhưng đây không phải là giải pháp thực tế.
Có nhiều cách để làm dịu cơn đau, vừa giải quyết vấn đề mà vẫn có thể thưởng thức tất cả các món ăn và đồ uống yêu thích của bạn. Bằng cách chăm sóc răng miệng tốt và bổ sung các khoáng chất đã bị mất, bạn có thể giải quyết vấn đề tận gốc.

Hỏi: Tôi có thể làm gì để giảm các triệu chứng ê buốt răng?
Đáp: Tin vui là tình trạng ê buốt răng có thể kiểm soát được.
Dưới đây là những việc bạn cần làm:
- Nên hẹn lịch khám với nha sĩ nếu bạn gặp phải các triệu chứng răng nhạy cảm. Đôi khi vấn đề này sẽ cần được chăm sóc chuyên sâu vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị tụt nướu hoặc vấn đề nào khác cần được chăm sóc y tế.
- Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm chẳng hạn như Bàn chải đánh răng Sensitive Care. Bạn có thể chải răng nhẹ nhàng và loại bỏ mảng bám hiệu quả mà không làm trầm trọng thêm tình trạng ê buốt.
- Cơn đau có thể được giảm thiểu và ngăn ngừa bằng cách sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm như Kem đánh răng Sensitive Treatment, tối ưu hóa tác động từ khoáng chất để phục hồi các vùng nhạy cảm của răng – giúp giảm cơn đau do ê buốt và ngăn nó quay trở lại.
Nếu nguyên nhân là do nghiến răng hoặc nghiến hàm, nha sĩ sẽ đề xuất cho bạn nhiều giải pháp. Miếng đệm răng sẽ rất hiệu quả trong việc bảo vệ răng khi ngủ - tuy không thể ngăn việc nghiến răng nhưng giúp giảm bớt áp lực lên răng của bạn. Nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập thư giãn. Cách thư giãn hàm và miệng cũng như cơ thể nói chung từ chuyên gia có thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa triệu chứng ê buốt quay trở lại.
LỜI KHUYÊN:
Rửa sạch bàn chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng và dựng thẳng đứng để bàn chải khô thoáng. Đừng quên thay bàn chải ba tháng một lần. Và để chăm sóc răng miệng một cách toàn diện, bạn cũng có thể tham khảo thêm các sản phẩm được P/S khuyên dùng.